fbpx

Biện pháp chống nắng và tiêu chuẩn chọn đồ chống nắng cần nắm rõ

Trong ánh nắng có chứa tia UV gây hại cho làn da và sức khỏe. Bài viết trước chúng ta đã biết tia UV có những thành phần nào, tác hại của chúng ra sao. Bài viết hôm nay Pema sẽ giúp bạn đưa ra các biện pháp chống nắng hữu hiệu. Ngoài ra mỗi biện pháp đều có tiêu chuẩn riêng cần tuân thủ, ngay từ việc đơn giản nhất là chọn trang phục chống nắng hàng ngày. Các bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Biện pháp chống nắng và tiêu chuẩn chọn đồ chống nắng cần nắm rõ

Biện pháp chống nắng và tiêu chuẩn chọn đồ chống nắng

Để đưa ra cảnh báo cho cộng đồng về khả năng gây bỏng nắng của tia cực tím, WHO đã đưa ra chỉ số tia cực tím The ultraviolet index (UVI) với 11 mức cảnh báo. Trong đó UVI 11 là cực cao, 8 – 10 là rất cao, 6 – 7 là cao. Với chỉ số này chúng ta nên tránh tiếp xúc với ánh nắng lúc gần trưa, nếu ra ngoài cần dùng mũ, quần áo, kính và kem chống nắng. Nếu UVI 1 – 2 thì chúng ta không cần thiết phải sử dụng các biện pháp chống nắng nào cả.

Biện pháp chống nắng và tiêu chuẩn chọn đồ chống nắng cần nắm rõ

Chỉ số UVI của WHO

Quần áo và mũ chống nắng

Quần áo, mũ rộng vành là một trong những phương pháp chống nắng rất hiệu quả và dễ thực hiện, lại không tốn kém. Phổ chống nắng của quần áo rộng, khả năng chống nắng ổn định. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ có khoảng 75% các loại vải đáp ứng được nhu cầu chống nắng. Để đo lường khả năng chống nắng của quần áo, các nhà khoa học sử dụng chỉ số UPF (ultraviolet protection factor). Theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, quần áo chỉ có khả năng cản tia UV khi UPF >= 40+ (tương đương với SPF 30+). Theo đó:

Biện pháp chống nắng và tiêu chuẩn chọn đồ chống nắng cần nắm rõ

Tiêu chuẩn chọn quần áo chống nắng

– Quần áo bằng Lycra/elastane có khả năng chống nắng tốt nhất, sau đó đến chất liệu plastic, nylon, polyester. Tuy nhiên nhược điểm của các loại chất liệu này là khá là bí và nóng.

– Vải cotton và tơ tằm chống nắng kém hơn nhưng lại thoáng mát hơn.

– Quần áo càng dày thì khả năng chống nắng càng cao.

– Màu sắc tối màu như xanh rêu, đen có khẳ năng chống nắng tốt hơn quần áo sáng màu.

– Các sợi vải càng khít thì khả năng chống nắng càng cao.

– Quần áo bị ướt làm giảm khả năng chống nắng.

Kính chống nắng

Quầng thâm quanh mắt, nếp chân chim là 2 biểu hiện lão hoá của chúng ta. Và thủ phạm không phải ai khác chính là ánh sáng mặt trời. Chúng ta thường bỏ qua vùng quanh mắt khi bôi kem chống nắng vì sợ bôi vào mắt và sợ bôi vào vùng này dễ bị xót, châm chích. Kính chống nắng là vật dụng vô cùng quan trọng để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím.

Biện pháp chống nắng và tiêu chuẩn chọn đồ chống nắng cần nắm rõ

Kính chống nắng chuyên dụng

Khi ra ngoài trời nắng bạn nên bảo vệ mắt để tránh bị đục thuỷ tinh thể, tránh lão hóa vùng da quanh mắt và tránh ung thư da. Cùng với kính chống nắng, mũ có lưỡi sẽ giúp bảo da toàn diện. Theo hội mắt Mỹ, có 6 típ để chọn kính chống nắng phù hợp:

+ Chọn kính chống nắng có ghi “chặn được 100% tia cực tím” hoặc “hấp thụ tia cực tím tới 400nm”

+ Kính lớn cho hiệu quả bảo vệ cả mắt và da quanh mắt. Nên chọn kính theo kiểu ôm mắt và mặt wraparound-style.

+ Không phải kính càng có màu đen hơn thì chống nắng tốt hơn.

+ Màu sắc sặc sỡ của mắt kính không giúp chống tia cực tím tốt hơn nhưng lại thời trang.

+ Kính phân cực giảm độ chói khi lái xe hay ở dưới nước, loại này không chống được tia cực tím. Kính áp tròng không chống được tia cực tím.

+ Không phải kính đắt tiền chống nắng tốt hơn kính rẻ tiền.

Kính ô tô, kính ô cửa sổ có bảo vệ bạn được khỏi tia cực tím và ánh sáng nhìn thấy?

Kính ô tô, kính ô cửa sổ có thể bảo vệ bạn khỏi tia cực tím dưới ánh sáng nhìn thấy. Kính trắng, kính cường lực, kính in (printed glass) cản được UVB nhưng ít cản UVA và ánh sáng nhìn thấy. Kính nhiều lớp (laminated glass loại bỏ được cả UVB và hầu hết UVA.

Kính ô tô cản UVB nhưng không cản được UVA

Kính ô tô cản UVB nhưng không cản được UVA gây lão hóa da

Kính màu xanh có chứa hỗn hợp sắt oxide giúp ngăn cả UVA và ánh sáng nhìn thấy. Độ dày kính càng cao thì khả năng ngăn ngừa tia cực tím càng lớn. Do vậy dù có ngồi trong ô tô hay ở trong nhà cũng cần dùng kem chống nắng bạn nhé!

Chống nắng đường bôi – Sử dụng kem chống nắng

Chống nắng đường bôi thường là dạng kem (cream) nên người Việt gọi là kem chống nắng (Tên thật của các sản phẩm này thường rất dài và khó nhớ). Kem chống nắng được chia làm nhiều loại và dành cho nhiều loại da khác nhau. Kem chống nắng muốn đạt được hiệu quả chống nắng cần bôi trước khi ra nắng 15 – 30 phút và bôi lại sau mỗi 2 tiếng theo khuyến các của WHO. Lượng kem chống nắng bôi cần đủ lớn để đạt được kết quả tối ưu (thông thường liều 2mg/1cm2).

Kính ô tô cản UVB nhưng không cản được UVA

Sử dụng kem chống nắng

Để tìm hiểu thông tin chi tiết về các sản phẩm kem chống nắng, các chỉ số kem chống nắng cũng như cách chọn kem chống nắng phù hợp từng loại da…Mời bạn đón đọc bài viết tiếp theo của Pema nhé!

Leave a Comment

18008048