fbpx

Các thành phần gây kích ứng da phổ biến và cách khắc phục hiệu quả

Việc sử dụng mỹ phẩm hàng ngày đã ngày càng trở nên phổ biến hơn, thậm chí mỹ phẩm còn được coi là “vật bất ly thân” của phái đẹp. Tuy nhiên, có những thành phần trong mỹ phẩm nếu vượt quá nồng độ cho phép có thể khiến da bạn bị kích ứng. Ở bài viết này, Pema sẽ đề cập đến các thành phần gây kích ứng da phổ biến, đồng thời chỉ ra cách khắc phục hiệu quả giúp bạn tìm lại làn da khỏe đẹp.

Thế nào là da bị kích ứng?

Trước khi tìm hiểu các thành phần gây kích ứng da, Pema sẽ giúp bạn xác định rõ hơn tình trạng da bị kích ứng là gì để có những phương pháp chăm sóc da đúng đắn và phù hợp.

Kích ứng là tình trạng không hiếm gặp trong quá trình chăm sóc da, thường xảy ra khi sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần gây kích ứng hoặc khi da chưa quen với một số hoạt chất mạnh.

Thông thường, tình trạng kích ứng chỉ xảy ra vài ngày và bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp kích ứng nặng, nếu bạn không tìm đến các chuyên gia da liễu để nhận được sự tư vấn phù hợp, các dấu hiệu kích ứng có thể trở nên trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến viêm da.

Biểu hiện thường thấy của da bị kích ứng là tình trạng châm chích, mẩn đỏ, nổi mụn trên một vùng da hoặc trên toàn bộ da mặt. Cụ thể, da được cho là kích ứng khi có những biểu hiện sau:

  • Sau khi thoa sản phẩm, da bị ngứa ngáy hoặc nóng rát liên tục mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Từ 1-2 ngày dùng sản phẩm, da xuất hiện mẩn đỏ hoặc mụn nước li ti.
  • Trên da xuất hiện các đốm nâu, các vết nám.
  • Các vấn đề trên da không những không được cải thiện mà còn trở nên nghiêm trọng hơn.
Làn da có thể bị kích ứng do sử dụng sản phẩm chăm sóc không phù hợp

Xem thêm: Chăm sóc da nhạy cảm đúng cách và an toàn

Các thành phần gây kích ứng phổ biến

1. Nhóm hoạt chất Paraben

Methyl p-hydroxybenzoate (menthylparaben) Ethylparaben
Methylisothiazolinone Chloro-metylisothiazolinone
Sodium benzoate Benzoic acid
Dehydrogenated acetic acid Postassium sorbate
Sorbic Acid Sodium dehydroacetate
2-bromo-2-nitro-1, 3-propanediol 5-bromo-5-nitro-1, 3-dioxan
Quaternary ammonium salt-15 Hydantoin
Benzyl Alcohol Phenoxyehtanol
Bis (imidazolidiny urea) Iodine propyne n-butyl carbamate

Xem thêm: Parabens trong mỹ phẩm là gì? Parabens có thực sự có hại?

2. Nhóm hoạt chất Acid béo

Mọi người vẫn biết acid béo là những acid có lợi cho làn da. Tuy nhiên vẫn có một số ít acid béo có chỉ số kích ứng da nhẹ, điển hình là Dầu dừa hay Rosehip Oil vẫn gây nổi mụn và breakout.

Thường gặp nhất trong các acid béo có thể gây dị ứng là: steraic acid, myristic acid, palmitic acid, thậm chí oleic acid cũng có khả năng gây ra phản ứng dị ứng. Dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định acid béo gây kích ứng nhưng vẫn có thể nói nguyên nhân acid béo gây dị ứng da ở đây có thể là do công thức chế biến của nhà sản xuất.

Giải pháp an toàn cho da ở đây vẫn là nên dùng những loại dầu dưỡng da chứa acid béo nguyên chất để khả năng dị ứng đạt mức thấp nhất có thể.

Dùng những loại dầu dưỡng da chứa acid béo nguyên chất để khả năng dị ứng đạt mức thấp nhất có thể

3. Parfum và Essential oils

Parfum là hóa chất được sử dụng để tạo mùi hương trong mỹ phẩm. Essential oil hay còn được biết đến là tinh dầu. Đây là 2 thành phần có trong nhóm có khả năng dễ gây dị ứng nhất.

Pentyl cinnamaldehyde New lily aldehyde
Cinamyl Alcohol Anise alcohol
Citral Cinnamic acid benzyl ester
Eugenol Acetyl alcohol
Hydroxy citronellal Butylphenylmethylaldehyde
Benzyl salicylate Linolool
Coumarin Benzyl benzoate
Geraniol  Citronella
Hexyl cinnamaldehyde

4. Nhóm hoạt chất silicone

Silicone là tên gọi của một nhóm các hợp chất polymer nhân tạo. Gồm các thành phần chủ yếu là silicon, oxy, carbon và các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl. Silicon trong mỹ phẩm thì thường có tác dụng là làm mềm mịn và khóa ẩm. Tuy nhiên vẫn gây kích ứng với một số loại da.

  • Cyclopentasiloxane
  • Cyclohexasiloxane
  • Dimethicone
  • Phenyl trimethicone

5. Nhóm hoạt chất Alcohol

Trong mỹ phẩm cồn được chia ra làm 2 nhóm là Cồn khô (drying alcohol) và Cồn béo (fatty alcohol).

Cồn khô Cồn béo
Alcohol Behenyl alcohol
Alcohol denat Cetyl alcohol
Benzyl alcohol Cetearyl alcohol
Isopropyl alcohol Caprylic alcohol
Ethanol Isostearyl alcohol
Ethyl alcohol Stearyl alcohol
Methanol Myristyl alcohol
Lanolil alcohol

Cách phục hồi da khi tiếp xúc với thành phần gây kích ứng

Nếu chẳng may sử dụng phải sản phẩm có chứa thành phần gây kích ứng da hay da bị kích ứng do các nguyên nhân khác, sau đây sẽ là cách chăm sóc da bị kích ứng Pema gợi ý cho bạn:

  1. Khi cảm thấy da bị đau rát sau khi thoa sản phẩm, ngay lập tức bạn hãy rửa mặt với nước để rửa trôi dung dịch bám trên mặt.
  2. Ngưng sử dụng sản phẩm và kiểm tra bảng thành phần cũng như hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên tiếp tục dùng cho da nữa hay không.
  3. Thực hiện quy trình chăm sóc da nhẹ nhàng với các bước cơ bản:
  • Bước 1: Sửa mặt bằng các sản phẩm có chứa thành phần làm sạch từ thiên nhiên, cơ chế làm sạch nhẹ nhàng, không chứa hạt scrub để tránh làm tổn thương da.

  • Bước 2: Dùng toner không chứa cồn, dịu nhẹ để tái cấp ẩm cũng như cân bằng da.

thành phần gây kích ứng

  • Bước 3: Thoa các sản phẩm tinh chất với công dụng chính là dưỡng ẩm, phục hồi và tái tạo da như Hyaluronic Acid, B5 Serum. Công thức lành tính không chứa các thành phần gây kích ứng da sẽ giúp làm dịu da bị kích ứng, cho làn da của bạn trở nên dễ chịu, êm ái.

thành phần gây kích ứng

  • Bước 4: Dưỡng ẩm với các sản phẩm dưỡng có kết cấu mỏng nhẹ để tránh gây bí da. Vào ban ngày, bạn có thể bỏ qua bước dưỡng ẩm và tiến hành thoa các sản phẩm chống nắng có thành phần cấp ẩm, lành tính cho da.

thành phần gây kích ứng

Đối với các trường hợp da bị kích ứng với các hoạt chất như AHA, BHA, Retinol, Tretinoin Pema khuyên bạn nên tập trung phục hồi da bị kích ứng trước. Sau đó, hãy bắt đầu lại với nồng độ thấp hơn và thử nghiệm trên một vùng da trước khi thoa toàn mặt.

Các bạn biết đấy, không có gì là tuyệt đối. Nếu chẳng may sản phẩm bạn đang sử dụng có chứa những thành phần như vậy khoan vội vứt đi mà hãy xem xét kỹ nồng độ. Nếu vẫn nằm trong mức cho phép nó vẫn là an toàn. Pema hy vọng rằng với những thông tin Pema chia sẻ sẽ giúp các bạn được bổ sung kiến thức về làm đẹp cũng như tìm lại được cho mình một làn da tươi sáng, mịn màng.

Chúc các bạn luôn xinh!

 

 

 

18008048