Ánh nắng mặt trời là tác nhân hàng đầu khiến da của chúng ta nhanh lão hóa. Ánh nắng làm cho da chúng ta bị khô, gây ra sạm, nám, tàn nhang, các nếp nhăn…Thậm chí có thể gây bỏng. Tại sao ánh nắng lại có hại tới làn da tới vậy? Hãy cùng Pema tìm hiểu nhé!
Ánh nắng ở một điều kiện thích hợp rất tốt cho cơ thể. Ánh nắng giúp cơ thể phòng tránh tình trạng loãng xương, detox tinh thần…Tuy nhiên không phải lúc nào ánh nắng cũng tốt.
Mục lục
Thành phần của ánh nắng
Trong ánh nắng có chứa tia cực tím (UV) và ánh sáng nhìn thấy với bước sóng 400-700 nm. Tia UV bao gồm 3 loại:
– UVC với bước sóng 200 – 280 nm.
– UVB với bước sóng 280 – 320 nm.
– UVA với bước sóng 320 – 400 nm
Chính các thành phần tia UV này tác động lên da và tàn phá làn da của bạn!
Thành phần trong ánh nắng mặt trời
Yếu tố môi trường ảnh hưởng tới nồng độ tia cực tím
Độ cao cứ tăng lên 400m thì nồng độ tia UV sẽ tăng lên 4%. Nếu giảm 1 vĩ độ thì nồng độ tia UV tăng lên 3%. Vào mùa hè nồng độ tia UV cũng tăng lên hơn so với mùa đông. Sương mù, khói bụi hoặc nhiều mây sẽ làm nồng độ tia UV giảm xuống từ 10 – 90%. Cát, nước, tuyết sẽ phản xạ khoảng 90% tia UV đến da. Nồng độ tia UV trong bóng râm giảm xuống từ 50 – 90.
Nồng độ tia cực tím thay đổi theo môi trường
Tác hại của các thành phần tia UV trong ánh nắng
– UVC là từ viết tắt của ultraviolet C. Từ C là Cancer, tức là khả năng gây ung thư.
– UVB (B là Burn – Tia cực tím gây bỏng nắng). Tia UVB có bước sóng ngắn nên khả năng đâm xuyên không cao. UVB chủ yếu gây ra bỏng nắng và có thể gây ảnh hưởng đến ADN.
Những tác hại của tia UV với làn da và sức khỏe
– UVA (A là aging – Tia cực tím gây lão hoá da) có khả năng đâm xuyên xuống dưới trung bì và gây ra hiện tượng lão hóa da, ung thư da thông qua việc tạo ra các gốc oxy tự do (ROS). UVA lại chia thành 2 loại: UVA2 có bước sóng 320 – 340nm, và UVA1 có bước sóng từ 340 – 400nm. Vì bước sóng dài có khả năng đâm xuyên cao nên tia UVA chiếm phần lớn trong tia cực tím ở trái đất.
Khuyến cáo chống nắng theo WHO
Tầng Ozon có khả năng chặn 100% tia UVC, 90 % tia UVB và hoàn toàn không ngăn chặn được tia UVA. Do vậy bạn sẽ gặp các tình trạng bỏng nắng gây ra bởi UVB, tăng sắc tố và lão hóa da gây bởi UVA và ung thư da. Ngoài ra ánh nắng có thể làm bùng phát 1 số bệnh như: Khô da sắc tố, porphyrin da chậm, lupus ban đỏ…
Những biểu hiện thường thấy khi tiếp xúc nhiều với tia UV
Khi tiếp xúc liên tục với tia UV bạn có thể thấy rõ những sự thay đổi về làn da và cơ thể. Ta có thể kể đến những ảnh hưởng tiêu cực từ tia UV như sau:
- Da khô, môi khô vì mất nước, dễ bị bong tróc.
- Da sạm đi trông thấy, có thể thấy rõ nám, tàn nhang xuất hiện.
- Tóc bị khô xơ, chẻ ngọn.
- Mắt khó chịu, có thể gặp tình trạng đục thủy tinh thể.
- Nhiệt độ cao có thể gây rát da, bỏng nắng.
- Trông khuôn mặt già hơn tuổi so với bạn bè cùng trang lứa do lão hóa da sớm.
Tia UV khiến da nhanh lão hóa
Ngoài ra còn rất nhiều tác hại mà tia UV trong ánh nắng có thể mang lại. Sau khi hiểu được sự nguy hiểm của tia UV, bạn hãy kết hợp sử dụng các biện pháp chống nắng khác nhau để bảo vệ làn da cũng như sức khỏe. Chống nắng thế nào? Chọn lựa các biện pháp chống nắng ra sao? Tiêu chuẩn chọn đồ chống nắng theo WHO thế nào? Hãy theo dõi bài viết tiếp theo của Pema nhé!