Trong ánh nắng có chứa tia cực tím (viết tắt là UV) bao gồm UVC, UVB, UVA. Sở dĩ gọi là UVC là vì nó là từ viết tắt của ultraviolet C (từ C là cancer tức là khả năng gây ung thư), UVB là ultraviolet B (B là burn tia cực tím gây bỏng nắng) và ultraviolet A (A là aging, tia cực tím gây lão hoá da).
Một trong những thành phần quan trọng của ánh nắng đó là ánh sáng nhìn thấy với bước sóng 400-700 nm.
Vậy trong ánh sáng mặt trời tỉ lệ tia nào là cao nhất? Mời các bạn đọc tiếp phần 2
Mục lục
Phân biệt UVC, UVB, UVA
Quan trọng nhất đó là sự khác nhau về bước sóng: UVC có bước sóng ngắn nhất 200-280 nm nên bị tầng Ozon chặn 100%. Tuy nhiên, với sự ô nhiễm môi trường hiện tại thì nhiều nơi trên trái đất của chúng ta tầng Ozon đã bị phá huỷ vì vậy nguy cơ ung thư da của chúng ta ngày càng tăng lên.
UVB có bước sóng ngắn 280-320 nm nên bị 90% tầng Ozon của chúng ta chặn lại, ngoài ra nó bị mây phản xạ nên nó chỉ chiếm khoảng 5% lượng tia cực tím ở trái đất. Khả năng đâm xuyên của tia UVB vào da của chúng ta không cao vì vậy nó chủ yếu gây ra bỏng nắng và có thể gây ảnh hưởng đến ADN của các tế bào của chúng ta thông qua việc tạo ra 6-4 cyclobutane pyrimidine dimmers.
UVA có bước sóng dài hơn (320-400nm) nên không bị tầng Ozon ngăn cản, có khả năng đâm xuyên xuống dưới trung bì của da và gây ra hiện tượng lão hóa da cũng như ung thư da thông qua việc tạo ra các gốc oxy tự do (ROS). UVA chia thành 2 loại UVA2 có bước sóng 320-340nm, trong khi UVA1 bước sóng từ 340-400nm. Vì bước sóng dài có khả năng đâm xuyên cao nên chiếm phần lớn tia cực tím ở trái đất (khoảng 95%).
Tia UVC bị tầng Ozon phản xạ hoàn toàn, tia UVB bị tầng Ozon, mây phản xạ một phần, tia UVA không bị phản xạ nên chiếm phần lớn lượng tia cực tím ở trái đất
Tác hại của ánh nắng đến làn da của chúng ta thế nào?
Tác hại thấy ngay
Bỏng nắng: bỏng nắng chủ yếu gây ra bởi tia UVB. Một vấn đề các bạn thấy là sau khi đi nắng về các bạn chưa bị bỏng nắng ngay đâu bởi vì bỏng nắng thường xuất hiện sau khoảng 12 giờ tiếp xúc với ánh nắng. Một số trường hợp sau 1-2 ngày mới xuất hiện bỏng nắng. Vì vậy các bạn tiếp xúc với nắng vào ban ngày, buổi chiều tối về mới bị bỏng và ngứa ngày khó chịu. Vậy cách chúng ta xử trí bỏng nắng như thế nào mời mọi người xem bài viết tiếp theo nhé (chèn link vào đây).
Thâm da: khi da chúng ta tiếp xúc với ánh nắng thì có 3 khả năng làm da chúng ta thâm đi:
- Đầu tiên đó là ánh nắng gây thâm da ngay lập tức (immediate pigment darkening), hiện tượng này xuất hiện vài phút sau phơi nắng và mất đi sau vài giờ do da chúng ta tái phân bố lại sắc tố melanin trên da của chúng ta. Thủ phạm của hiện tượng trên là UVB. Các bạn đã bao giờ thấy da mình xạm đen đi ngay sau khi đi nắng về không? Comment câu trả lời bên dưới nhé.
- Sau giai đoạn thâm da ngay lập tức da của bạn có thể chuyển sang giai đoạn thâm da dai dẳng (persistent pigment darkening). Hiện tượng này có thể kéo dài vài giờ hoặc vài tháng. Vậy làm thế nào để giải quyết nhanh chóng hiện tượng này? Mời các bạn đọc tiếp các bài viết của các bác sĩ Pema trong thời gian tới nhé.
- Cuối cùng là giai đoạn thâm da muộn tức là sau 3-5 ngày tiếp xúc với ánh nắng da chúng ta mới xạm đi. Hiện tượng này chủ yếu gây ra bởi UVA, do cơ thể chúng ta khi tiếp xúc với UVA sẽ mất thời gian để tổng hợp sắc tố melanin nên cần phải mất vài ngày mới gây thâm da. Hiện tượng này có thể kéo dài vài ngày cho tới vài tháng. Các bạn có muốn da mặt mình sạm đen vì ánh nắng vài tháng? Hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ của Pema để được tư vấn và giải quyết tình trạng này một cách nhanh nhất nhé.
Ngứa là triệu chứng chúng ta thường gặp khi đi nắng về mà không bảo vệ. Hiện tượng này làm chúng ta rất khó chịu, nhiều người không thể ngủ được vì ngứa. Nếu các bạn gặp triệu chứng trên hãy liên hệ với Pema, chúng tôi sẽ giúp các bạn giảm ngứa và ngủ ngon hơn.
Một số bạn bị tái phát bệnh herpes khi đi nắng về, đa phần là nhẹ, nhưng một số trường hợp herpes lan toả có thể nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy nếu các bạn có tiền sử bị herpes thì không nên ra ngoài nắng mà không có các biện pháp bảo vệ nhé.
Nếu bạn không đeo kính chống nắng, dùng kem chống nắng quanh vùng mắt thì rất có thể các bạn sẽ bị viêm bờ mi và nghiêm trọng hơn mắt bạn dễ bị đục thuỷ tinh thể do tia cực tím nhé.
Và một điều nữa mà chúng ta ít để ý: đó là khi các bạn đi nắng về vài ngày các bạn sẽ thấy xuất hiện mụn giống như trứng cá ở mặt bên cánh tay, ngực, bả vai mà không rõ lý do. Mọi người tìm hiểu cùng các bác sĩ của Pema ở bài viết sắp tới nhé.
Viêm da tiếp xúc với ánh nắng, mày đay do ánh nắng, phát ban đa dạng do ánh nắng… cũng là một trong những bệnh gây nên bởi ánh nắng mà chúng ta ít chú ý đến. Nếu mọi người bị các vấn đề sau khi tiếp xúc với ánh nắng thì hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ của Pema để được tư vấn và phòng tránh nhé.
Sau khi các bạn đi biển về bỗng dưng mặt của bạn, tay của bạn xạm đen, xuất hiện những chấm đen li ti mà không rõ lý do. Rất có thể bạn đã bị viêm da tiếp xúc thực vật tăng sắc tố (xem bài viết chi tiết ở link).
Có lẽ đọc đến đây các bạn đã tẩu hoả nhập ma rồi. Các bạn có muốn tìm hiểu tiếp cùng các bác sĩ của Pema không?
Tác dụng phụ lâu dài mà các bạn không thể nhìn thấy ngay được
Đây cũng chính là kẻ thù tiềm tàng giết chết làn da của các bạn
Tia cực tím sẽ làm các bạn già đi nhanh chóng, da sẽ xạm đen, xuất hiện nhiều nếp nhăn, đồi mồi, rám má nặng hơn. Nhiều khi da xuất hiện các đốm trắng ở trên đó (chèn thêm các ảnh vào đây). Thủ phạm của hiện tượng này là UVA, chính vì vậy các bạn cần phải lựa chọn chống nắng phổ rộng để ngăn ngừa sự lão hoá này nhé. Vậy chúng ta chọn loại chống nắng phổi rộng nào, mời mọi người đón đọc bài tiếp theo của các bác sĩ Pema nhé (chèn link khi có bài).
Tăng nguy cơ làm ung thư da:
- Nói đến đây các bạn sẽ phải giật mình bởi vì thủ phạm chính của ung thư da là tia cực tím. Một thông tin làm các bạn giật mình đó là cứ trung bình 5 người ở Mỹ thì có 1 người bị ung thư da trong suốt cuộc đời của họ.
- Ánh sáng gây ra các loại ung thư da như: ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư tế bào hắc tố. Ánh nắng không chỉ gây tăng nguy cơ ung thư ở da không đâu mà ung thư ở môi gây ra bởi sự tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mới là điều chúng ta cần quan tâm hơn. Ung thư ở môi thường rất ác tính, khả năng di căn lớn nên chúng ta cần dùng chống nắng ở vùng môi thật tốt để tránh hiện tượng trên nhé. Vậy chúng ta lựa chọn loại chống nắng ở môi như thế nào mời mọi người đón đọc bài viết tiếp theo của các bác sĩ Pema nhé (chèn link khi có bài).
Một số bệnh nặng hơn khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng
Các bệnh lý như khô da sắc tố, porphyrin da chậm, lupus ban đỏ, pemphigus, viêm da dầu… có thể nặng hơn khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Chính vì vậy với các bệnh lý trên mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp chống nắng nhé.
Vậy là các bác sĩ của Pema đã cùng tìm hiểu cùng mọi người tác hại của ánh nắng lên trên da của chúng ta như thế nào. Nếu có câu hỏi nào các bạn comment bên dưới hoặc liên hệ qua… để chúng tôi tư vấn được tốt hơn nhé. Hẹn gặp các bạn trong các bài viết tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
Budiyanto A, Ueda M, Ueda T, et al. (2002). Formation of cyclobutane pyrimidine dimers and 8-oxo-, 8-dihydro-20-deoxyguanosine in mouse and organ-cultured human skin by irradiation with broadband or with narrowband UVB. Photochem Photobiol. 76, 397–400.
Gibbs NK, Traynor NJ, MacKie RM, et al. (1995). The phototumorigenic potential of broad-band (270–350 nm) and narrow-band (311–313 nm) phototherapy sources cannot be predicted by their edematogenic potential in hairless mouse skin. J Invest Dermatol. 104, 359–363.
Wulf HC, Hansen AB, Bech-Thomsen M, et al. (1994). Differences in narrowband UVB and broad-spectrum ultraviolet photocarcinogenesis in lightly pigmented hairless mice. Photodermatol photoimmunol photomed. 10, 192–197.
D’Orazio J, Jarrett S, Amaro-Ortiz A, Scott T. UV radiation and the skin. Int J Mol Sci. 2013;14(6):12222-12248. doi:10.3390/ijms140612222