fbpx

6 vấn đề thường gặp phải khi sử dụng kem chống nắng

Kem chống nắng gây bết dính, gây mụn trứng cá, hay khi dùng bị châm chích… là một trong những phàn nàn mà đội ngũ bác sĩ Pema hay gặp phải. Vậy thực hư những lời phàn nàn trên thế nào và cách xử lý ra sao mời mọi người theo dõi cùng chúng tôi nhé

1. Kem chống nắng gây dính

Với các bạn da dầu thì việc dùng kem chống nắng khá là khó khăn bởi vì nó có thể làm cho da của các bạn càng bóng dầu hơn, và thêm một điều nữa: kem chống nắng có thể gây dính rất khó chịu.

Khi dùng kem chống nắng với chỉ số SPF cao thì càng dính do nồng độ chất chống nắng tăng lên. Nếu bạn không muốn bị dính thì chống nắng với SPF15 là phù hợp.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng đa phần mọi người đều không bôi đủ lượng kem chống nắng cần thiết (chi tiết xem cách bôi chống nắng đúng) mà các bạn dùng chỉ số SPF15 nữa thì khả năng chống nắng lại càng thấp. Vì vậy nếu bạn dùng đủ liều chống nắng thì SPF15 vẫn là lựa chọn tốt.

2. Kem chống nắng làm da bạn nóng, chảy nhiều mồ hôi hơn?

Vì sao lại có hiện tượng trên? Điều này là do khi dùng chống nắng hoá học chúng hấp thụ tia cực tím và chuyển thành nhiệt nên da sẽ hồng hào và nóng lên. Vì vậy nhiều người than phiền rằng cứ gần cuối buổi chiều da mặt trở lên đỏ, ấm và hồng hào lên.

Nếu bạn không thấy thoải mái về điều này thì kem chống nắng vật lý là lựa chọn tốt cho bạn bởi vì kem chống nắng vật lý có tác dụng phản xạ lại ánh sáng mà không gây tăng nhiệt độ của da.

Một điều nữa khi dùng kem chống nắng nhiều bạn nói rằng mồ hôi ra nhiều hơn, khả năng trôi bớt kem chống nắng. Để giảm bớt tình trạng này các bạn có thể lựa chọn kem chống nắng dạng gel (chèn đường link sản phẩm mình vào).

3. Kem chống nắng gây mụn trứng cá?

Một số người phàn nàn rằng bôi chống nắng xong trong vòng 1-3 ngày sẽ xuất hiện mụn trứng cá viêm. Điều này là một trong những lý do mà mọi người ngại không muốn dùng kem chống nắng. Và những người da xu hướng mụn hoặc da dầu mụn từ chối dùng kem chống nắng vì họ cho rằng kem chống nắng có thể làm tình trạng mụn trứng cá của họ nặng hơn.

Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng bản thân các hoạt chất chống nắng không gây ra nhân mụn, không gây trứng cá viêm. Vậy nguyên nhân do đâu? Mọi người đọc tiếp nhé!

2 lý do chính gây ra tình trạng trên: đầu tiên có thể do tá dược có trong kem chống nắng có chất gây trứng cá. Thứ 2 có thể do kem chống nắng chống nước tạo 1 lớp màng ở trên da của chúng ta gây tắc nang lông gây viêm nang lông.

Cách khắc phục đơn giản: đầu tiên chúng ta dùng chống nắng có ghi chữ oil-free, non-comedogenic, non-acnegenic (không gây mụn nhân, không gây trứng cá); thứ 2 bạn có thể chuyển sang chống nắng không chống nước; cách thứ 3 là bôi thử kem chống nắng 5 ngày liên tiếp vào buổi tối ở 1 vùng nhỏ trước tai của bạn, nếu sau 5 ngày không thấy mụn trứng cá quanh đó thì bạn yên tâm sử dụng (chi tiết xem bài trứng cá do mỹ phẩm, chèn đường link vào).

Một vài sản phẩm kem chống nắng gợi ý oil-free, không gây mụn nhân, không gây trứng cá (chèn link kem chống nắng của mình vào).

4. Kem chống nắng gây châm chích, xót, đặc biệt là vùng quanh mắt.

Cảm giác này hay gặp ở kem chống nắng dạng gel rượu vì nó có thể chứa cồn trong đó. Cũng có thể do các chất chống nắng hoá học như avobenzone hoặc oxybenzone…

Để khắc phục tình trạng này chúng ta có thể dùng chống nắng dạng kem hoặc dùng chống nắng thiên về vật lý, chống nắng vật lý. Khi kem chống nắng vào mắt cũng gây ra hiện tượng châm chích này chúng ta có thể dùng chống nắng quanh mắt dạng thỏi (waxy stick) để thay thế cho kem chống nắng thông thường.

5. Sử dụng kem nền lên trên kem chống nắng thì trông mặt khá là bóng và dính

Một trong những điều phàn nàn khi dùng chống kem nắng nữa đó là một số phụ nữ thấy rằng khi dùng kem nền lên trên chống nắng thì trông mặt khá là bóng và dính. Để khắc phục hiện tượng này bạn có thể dùng phấn nền lên trên chống nắng. Hoặc chọn loại chống nắng có màu thay cho kem nền hay kem nền có kèm chống nắng.

6. Kem chống nắng làm ố vàng quần áo

Một trong những phàn nàn khi sử dụng kem chống nắng đó cổ áo của chúng ta bị vàng, đặc biệt với những bác sĩ, trong đó có đội ngũ bác sĩ Da liễu Pema của chúng tôi phải mặc áo blue trắng thường xuyên thì vấn đề này gây nhiều phiền toái. Nhiều bệnh nhân khi đến khám nhìn vào cổ áo của bác sĩ “bị cháy khê” thì mất hết sự tin tưởng.

Thủ phạm gây ra hiện tượng trên đó là do avobenzone, đây là thành phần chống nắng có lẽ là gần như có mặt 100% trong các loại kem chống nắng hoá học hoặc kem chống nắng hoá học lai vật lý. Thêm một nguyên nhân nữa đó là kem chống nắng còn có 1 lớp màng dầu ở phía trên (để chống nước chống mồ hôi) nên khi đã bị vàng ố quần áo do kem chống nắng thì khó có thể tẩy rửa bằng các phương pháp thông thường.

Cách đơn giản để tránh hiện tượng này là không dùng chống nắng có avobenzone. Nhưng rất khó kiếm được chống nắng này vì chất này là hoạt chất chống nắng hoá học duy nhất có phổ rộng chống được cả tia UVA1. Bạn có thể tìm chống nắng vật lý đơn thuần như sản phẩm chống nắng của Aven mới có không có avobenzone (chèn link sản phẩm).

Nếu bạn xử lý sớm tình trạng trên thì có thể dùng các chất tẩy rửa thông thường. Nhưng nều quần áo bị vàng ố lâu ngày chúng ta làm theo các bước sau đây:

  • Bước 1: hãy loại bỏ nhiều nhất có thể chất chống nắng bằng nước hoặc bàn chải trước. Sau đó lau khô.
  • Bước 2: rắc soda bicarbonat hoặc bột ngô lên vùng bị ố vàng để hấp thu dầu trong kem chống nắng. Để như vậy trong vòng 30 phút trước khi chải đi.
  • Bước 3: chải hết soda hoặc bột ngô, sau đó vò quần áo với xà phòng dạng lỏng.
  • Bước 4: ngâm quần áo với nước nóng trộn lẫn với xà phòng trong vòng khoảng 30 phút. Sau đó rửa đi bằng nước nóng.
  • Bước 5: nếu sau 4 bước trên mà chưa thành công bạn có thể thêm bước 5: phơi quần áo ở ngoài ánh nắng sau đó dùng nước chanh thấm vào chỗ bị ố vàng. Nước chanh sẽ giúp tẩy trắng quần áo tốt. Nếu bạn không dùng nước chanh thì có thể dùng hoá chất làm trắng.

Kết luận

Có vài điều phàn nàn làm cản trở việc dùng kem chống nắng của các bạn. Tuy nhiên, mọi điều khó chịu đến với bạn khi dùng kem chống nắng đều có lý do và đều có thể khắc phục được.

Từ những điều trên các bác sĩ Pema đưa ra 6 típ sau để giải quyết những phàn nàn của các bạn nhé

– Típ 1: chọn chống nắng với SPF thấp thì sẽ ít dính hơn.

– Típ 2: chọn chống nắng vật lý nếu không muốn da nóng lên vào cuối ngày.

– Típ 3: chọn chống nắng oil-free, non-comedogenic, non-acnegenic để tránh hiện tượng trứng cá do kem chống nắng.

– Típ 4: chọn chống nắng dạng cream ít gây châm chích hơn dạng gel rượu.

– Típ 5: dùng chống nắng màu nếu bạn muốn che đi rám má và khuyết điểm của mình.

– Típ 6: nên có nhiều loại chống nắng cho các vùng cơ thể như chống nắng vùng mắt riêng, chống nắng vùng môi, chống nắng cho cơ thể riêng.

Nếu các bạn chưa tìm được kem chống nắng ưng ý cho mình, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những lời tư vấn đúng đắn nhất nhé.

Chúc các bạn có những giây phút thư giãn cùng những bài viết của Pema chúng tôi nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo.

Tài liệu tham khảo

Draelos, Z. D. (2006). Compliance and Sunscreens. Dermatologic Clinics, 24(1), 101–104. doi:10.1016/j.det.2005.09.001.

Li H, Colantonio S, Dawson A, Lin X, Beecker J. Sunscreen Application, Safety, and Sun Protection: The Evidence. J Cutan Med Surg. 2019;23(4):357-369. doi:10.1177/1203475419856611.

Schneider, S. L., & Lim, H. W. (2018). A review of inorganic UV filters zinc oxide (ZnO) and titanium dioxide (TiO2). Photodermatology, Photoimmunology & Photomedicine. doi:10.1111/phpp.12439

Leave a Comment

18008048